Âm Dương – Phần 1 - Hồn Trống Việt

Âm Dương – Phần 1

Âm dương là 2 nguyên lý, động lực, thành phần hay 2 mặt của Đạo, tượng trưng cho mọi cặp đối lập, xung khắc nhưng cũng bổ trợ cho nhau và không thể tách rời nhau.

Phương pháp phân loại của Kinh Dịch

H1: Từ Thái Cực Đến Bát Quái

Kinh Dịch hiện nay phân loại AD của Bát Quái theo 2 phương pháp, sau khi đã quyết đinh Khôn là Âm và Càn là Dương1Nếu coi đây là một cách, thì sẽ có 3 cách xếp loại:

  1. Thời tiên thiên: Các quái Âm đều do nghi Âm (Khôn) và các quái Dương do nghi Dương (Càn) sinh ra như miêu tả ở Hình 1.
  2. Thời hậu thiên: Các quái có 1 hào Âm (vạch đứt) có tính Âm, và có 1 hào Dương (vạch liền) sẽ là quái Dương.
TTTên QuáiTượngTTBQ (1)HTBQ (2)
1CànDD
2ĐoàiDA
3LyDA
4ChấnDD
5TốnAA
6KhảmAD
7CấnAD
8KhônAA
Bảng 1: Phân loại Âm Dương các Quái của KD hiện nay

Âm dương là khái niệm rất quan trọng, vì thế, cần hiểu và từ đó tìm ra phương pháp phân loại AD nào là đúng, dựa trên cơ sở nền tảng và thích đáng. Chúng ta hãy bắt đầu với tính AD của 2 quái Càn Khôn vì chúng là 2 quái quan trọng nhất.


Tiếng Việt

Trong Tiếng Việt, nói đến từ Âm (dương), người Việt thường nghĩ đến cái gì đó ẩn, giấu, bị che, mặt trái như trong những câu Âm phủ, cõi Âm, âm bản, âm tính, và dương thì ngược lại, liên hệ với Trần gian, cõi dương, dương bản và dương tính.

Âm phủ hay âm gian, âm giới là thế giới được cho là ở sâu trong lòng đất hoặc bên dưới trần gian, theo hầu hết các tôn giáo và thần thoại.[1] Đây thường được cho là nơi linh hồn của con người đến sau khi chết2Nguồn: Âm phủ – Wikipedia.

Trong 2 từ âm phủ và trần gian, âm đi cùng với phủ, nghĩa là che đậy còn gian, dương thì đi với trần là không che đậy.

Trong 2 từ Tâm và Tướng cũng có ẩn âm và dương. Ta + Âm = Tâm (Lấy phụ âm T ghép với từ Âm), nghĩa là tấm lòng, tình cảm và đều ẩn bên trong mỗi người.

Còn Ta + dương = Tướng, là vẻ mặt, là cái hiện ra bên ngoài.

Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả 3Nguồn: Tâm Và Tướng – Phật Học Ứng Dụng – THƯ VIỆN HOA SEN

Ngay việc phát âm, miệng chúng ta ngậm lại khi nói từ Âm và mở ra khi nói từ Dương.

Các dẫn chứng trên cho thấy âm có nghĩa là ẩn, ở bên trong, bị che lấp và dương là hiện hình, bên ngoài.

Càn Khôn trong KD

Xét thoán và hào từ của 2 quẻ hay trùng quái Càn và Khôn của KD hiện hành, Văn Vương trong Thoán từ nói:

Càn: Nguyên hanh lợi trinh (Khởi đầu Lớn, thông, lợi, bền)
Khôn: nguyên hanh lợi, tẫn mã chi trinh (Khởi đầu Lớn, thông, lợi, ngoan thì bền)

Sự khác biệt chỉ ở chữ Bền và chỉ ra Khôn muốn bền thì phải Ngoan, phải thuận theo Càn.

Càn là gì mà Khôn lại phải theo? Mỗi quái đều có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của Càn thể hiện ở Hào từ của Chu Công. Trong 7 hào quẻ Càn thì có đến 5 hào có chữ Long4Trong 64 trùng quái, chỉ 2 quẻ Càn và Khôn có 7 hào. Đọc từ dưới lên trên.

7 – Kiến Quần Long Vô Thủ. Cát. Bầy Rồng không đầu. Tốt.
6 – Kháng long hữu hối. Rồng lên quá cao, hối hận.
5 – Phi long tại thiên, lợi, kiến đại nhân. Rồng hiện trên trời, có lợi gặp người quân tử.
4 – Hoặc dược tại uyên – vô cữu. Nhảy qua vực thẳm không lỗi.
3 – Quân tử chung nhật Kiền Kiền, tịch Dịch được nhược, lệ – vô cữu. Trưởng nhân tích cực hoạt động cả ngày luôn cẩn thận thì không lỗi.
2 – Hiện long tại điền – lợi, kiến đại nhân. Rồng hiện trên mặt Ruộng, có lợi gặp người quân tử.
1 – Tiềm long – vật dụng. Rồng ẩn không hoạt động.

Long hay Rồng và Thìn là ý tượng chỉ tinh thần, ý chí … của con người và cái làm cho người khác mọi loài đó là tự thức. Tất cả đều là những cái vô hình, vô thanh, ẩn sâu, bên trong

Còn Khôn, đó là phần vật chất, nhu cầu, dục vọng, bản năng, trí khôn, kiến thức … là những cái hiển hiện, hữu hình, bên ngoài, dễ thấy, và dễ nắm bắt hơn.

Như vậy, lúc viết Thoán và Hào từ, vài trăm năm trước phần Thập dực truyện, Văn Vương và Chu Công đã cho Càn tượng trưng cho Âm và Khôn, Dương.

Tuy nhiên, trong Hệ từ hạ truyện, Chương 6 lại nói ngược lại “Càn đại diện những vật thuộc về Dương, Khôn đại diện những vật thuộc về Âm” 5Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức, và quan niệm Càn – Dương và Khôn – Âm của Truyện đã được chấp nhận và dùng như hiện nay.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy