Đạo & Thái Cực - Hồn Trống Việt

Đạo & Thái Cực

Đạo & Thái Cực là 2 khái niệm tương đồng dùng để chỉ cái Tuyệt đối mà các Đạo và các nền văn minh khác gọi với các tên khác nhau như Chúa Trời, Thánh Ala, Thần Shiva vv.

Lão Tử trong Đạo đức kinh đã nói “Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo tuyệt đối. Tên mà có thể gọi được, không phải là tên tuyệt đối”1Nguyễn Hiến Lê: Lão tử – Đạo Đức kinh.Nxb Văn học – 1993. Còn Chúa Jesus nói với các tông đồ: “Ta và cha ta là một … Cha ta vĩ đại hơn ta”. Và ẩn dụ trong hình ảnh “Ngón tay Phật chỉ mặt trăng”2Nguồn: Thư Viện Hoa Sen, tất cả đều chỉ ra sự hạn chế của giác quan và ngôn ngữ dùng để nhận thức & thể hiện Đạo.

Nói về Đạo, Kinh Dịch, Hệ từ thượng, chương V viết “Nhất âm nhất dương vị chi đạo – Một âm một dương là Đạo”. Và chương X viết “Dịch có Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”3Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức.

Đạo, Thái Cực & Dịch Trống

Trống không nói, không viết mà chỉ dùng các hình tượng, số, độ năng, tỉ lệ, tức mối quan hệ giữa các số, và góc hình tròn hay sự chuyển động trong không thời gian để diễn tả Đạo.

Toàn bộ mặt trống & các đồ hình của Dịch trống minh họa & thể hiện Đạo.

H1: Đạo là Thái Cực Việt
H2: Những vòng xoắn ốc góc vàng

Qua những hình ảnh đó, Trống nói Đạo giống như Mặt Trời, là nguồn ánh sáng vô tận, trước hết là ánh sáng tâm linh soi rọi khắp nơi. Nguồn sáng đó phát ra những rung động, một thành hai, ba và vô vàn các rung động & vòng xoáy.

Các vòng tròn & và rung động đó đan xen, giao thoa và cộng hưởng với nhau tạo thành vạn vật, bao trùm, che chở và cũng là giới hạn của chúng. Không vật gì có thể ở ngoài và ra khỏi Đạo.

Càng ra ngoài, các vòng và vật càng nhiều & càng mở rộng nhưng chỉ có một Hình Tròn ẩn ở giữa Trung Tâm vòng 1, là nơi âm dương hòa quyện không còn phân biệt.

H3: Hình tròn Ẩn ở Trung Tâm Vòng 1

Đạo là Một, là toàn thể bao gồm tất cả nhưng lại không phải bất kỳ cái gì cụ thể. Thu gọn đến mức không thể, Đạo gồm có 3 phần là Âm, Dương và Trung tâm hay Đạo là 3 gộp thành 1.

Bàn về Âm Dương, chúng ta đã biết tia đen đi ra thể hiện Âm trong chuyển động hay hành động và gọi là Khí Dương. Ngược lại, 14 hình về Tâm là Dương trong hành động và gọi Khí Âm. Điểm quan trọng bậc nhất là Khí Âm mang theo toàn bộ hình ảnh hay thông tin của vạn vật, đó là BQHT.

Âm – Dương, Khí Dương – Khí Âm, đi Ra – trở về, Khí – Thông tin … đều là những cặp AD và hiện diện trong Đạo. Đạo là tổng hợp, là toàn bộ của những cặp đối nghịch & mâu thuẫn đó. Như vậy, Đạo là kết quả hay nguyên nhân?

Vòng số 1 là vòng trong cùng. Trong nó lại còn có VÒNG TRÒN ẨN. Ý nghĩa mà Trống muốn truyền đạt thật rõ ràng, Đạo là nguyên nhân hay là nguồn cội của AD hay “Dịch có Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi …”. Hơn nữa, Âm đi ra hay là Khí Dương chứng tỏ Đạo hành động & hành động của Đạo có chủ ý. Cái Khí Dương, năng lượng hay lực đó không phải vô tri vô giác mà mang trong nó toàn bộ ý thức của vạn vật. Cái ý thức hay cái biết đó thường được gọi là Thần. Nói ngắn gọn, Đạo là Thần Khí.

Nói cách khác, Trung Tâm hay Đạo không thụ động mà tham gia tích cực và có vai trò quyết định quá trình sinh thành của vạn vật, bắt đầu từ AD.

Chính nhờ vai trò đó nên Đạo siêu vượt lên tất cả & Đạo mới có thể điều hòa Âm Dương, đại diện cho mọi đối kháng nhưng không bao giờ tách rời mà bổ xung, tương giao & tương hỗ với nhau.

Đạo, Thái Cực trong Hành động

H4: Đạo, Thái Cực trong hành động

Qui luật chữ S là Đạo trong hành động. Nó bao hàm mọi chuyển động & qui luật xưa nay người ta vẫn nói về Dịch và Đạo: “Một âm, một dương là Đạo; Dịch là giao dịch, Âm dương tương giao, tương thành, tương cầu, tương ứng; Dịch là biến dịch… âm dương đều động, biến hóa theo một trật tự nhất định; Dịch là bất dịch, theo một qui luật bất biến, và theo chu kỳ, vật cùng tất biến, phản phục, tuần hoàn..”4Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức

Qui luật chữ S là chuyển động xoắn ốc bao gồm cả xoắn ốc theo góc vàng cho thấy để có tiến hóa và tiến bộ, cần có sự quay về, phản hồi, tự thức và lý tưởng là nhận ra Đạo.

Tuy nhiên, Trống nhấn mạnh chứ không nói chỉ có trở về. Đạo không bao giờ “Duy” hay một chiều mà luôn bao gồm & siêu việt: trở về để tự thức, đi ra để tự tạo, Tâm để điều hòa và quân bình. Mục đích cuối cùng là đạt Thái hòa với mình, người, với đất và với trời.

Đạo Thái Hòa

Mục đích Thái hòa hay Đạo Thái Hòa tràn ngập khắp trống. Đó là hình ảnh trời đất, vật người từng đoàn, từng đôi đi theo vòng tròn ngược chiều KĐH về tâm trong không gian ngập tràn âm thanh, ánh áng, nhịp điệu, hân hoan và lễ hội, dù làm việc hay nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi, tế lễ và cả trong chiến đấu.

Khung Cảnh Thái Hòa
Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy