Trống đồng Ngọc Lũ - Hồn Trống Việt

Dịch Trống Việt (DTV), được mã hóa trên Trống đồng Ngọc Lũ là một hệ thống, bao gồm các đồ hình, qui luật, biểu tượng, con số, mối quan hệ, phương pháp, mô hình và ý nghĩa của chúng. Dịch Trống Việt thể hiện một cách sáng tạo, chính xác, rõ ràng, nhất quán & đầy đủ, cả về hình tượng lẫn các qui luật Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ADNH), một trong những Triết thuyết toàn diện, khoa học, minh triết, tâm linh & cổ xưa nhất của nhân loại.

Hình 1: Trống Đồng Ngọc Lũ trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam

Khác với Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà hay Kinh Dịch được thể hiện chủ yếu bằng lời, DTV là cuốn Kinh Không Lời độc nhất vô nhị.

Dịch Trống Việt có 3 đặc điểm nổi bật là Nguyên bản, Toàn diện và Nhất quán.

Nguyên bản là đặc tính dễ nhận thấy nhất. Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện vào năm 1893 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trống là đại biểu nổi bật, tinh túy nhất & cổ nhất của nền văn hóa Đông Sơn có niên đại vào khoảng năm 900 trước công nguyên đến 200 sau công nguyên. Vì cổ nhất trong các loại trống, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng tuổi đời của Trống là khoảng 2500 năm, tức 500 năm trước công nguyên1Nguồn: Vansudia.net.

Hình 2: Tâm Trống

Được công nhận là Quốc bảo của Việt Nam, hiện nay Trống đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội2Nguồn: Bảo Tàng Lịch sử Quốc gia.

Như vậy, xét về niên đại, Dịch Trống Việt đã tồn tại song song cùng Kinh Dịch, một trong 5 kinh điển của Trung Quốc, ít nhất từ hơn 2000 năm trước nhưng gần như không ai biết.

Với những tác phẩm có tuổi đời vài ngàn năm, nguyên bản là điều rất hiếm. Có được nguyên bản & nó lại được trưng bày công khai giúp cho việc tra cứu & so sánh một cách minh bạch, dễ dàng, đó là đặc tính cực kỳ quan trọng của Trống & DTV. 

Hình 3: Hệ thống các Đồ hình của Dịch Trống

DTV còn có tính Nhất quán, là sự quán thông nội tại một cách mạch lạc & được thể hiện qua các mối liên hệ, phụ thuộc giữa các thành phần của Dịch Trống Việt & giữa chúng với tư tưởng của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Nhất quán là đặc điểm của một triết thuyết. Khi sự nhất quán của triết thuyết đó lại thể hiện & trình bày qua những con số, tỷ lệ, hình dáng, công thức, mô hình và qui luật thì triết thuyết đó là một lý thuyết khoa học có khả năng dự báo & dự đoán. Do đó, Dịch Trống Việt hay Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một triết thuyết khoa học.

Hình 4: Bát Quái Lạc Hồng & 64 Trùng Quái của nó3Để bạn đọc nhìn thấy cấu trúc cơ bản của 64 Trùng quái, Hình 3 không liệt kê tất cả 64 quẻ

DTV là Toàn diện. Hệ thống các đồ hình của nó có cả 3 hình đồ về 3 phần, 3 tác nhân hay Tam Tài gồm Trời, Đất & Người hay Thiên, Địa & Nhân.

Chỉ DTV có Bát Quái Lạc Hồng (BQLH), đồ hình hợp nhất của Bát Quái Lạc Đồ (BQLD) và Bát Quái Hồng Thư (BQHT). Bát Quái Lạc Hồng của Dịch Trống Việt và 64 Trùng quái của nó chứa đựng cuốn cẩm nang sống giúp con người hiểu và giải quyết những vấn đề thiết thực hàng ngày, đồng thời thấm nhuần các triết lý của DTV. Ngoài ra, chúng cũng chỉ ra con đường, phương pháp và mục đích để vượt qua những hạn chế vốn có của con người, tiếp cận thế giới tâm linh, hòa vào Đạo, và đạt Thái Hòa, tư tưởng trung tâm, cốt lõi và quan trọng nhất của Dịch Trống Việt & Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, thường gọi là Nhất Nguyên Lưỡng Cực, tức là điều hòa, quân bình và thống nhất Âm Dương, đại diện cho mọi đối kháng và mâu thuẫn.

Nói cách khác, ở Thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Dịch Trống Việt cả 3 mặt Khoa học, Triết lý hay Đạo sống, và Đạo học hay khoa học tâm linh hòa quyện với nhau làm Một.

Dịch Trống Việt & Kinh dịch

Hình 5: Dịch Trống Việt & Kinh Dịch

Đối chiếu với KD, DTV giống mà khác. Có hai đồ hình giống nhau nếu đặt riêng, cụ thể là Hà đồ & Tiên Thiên Bát Quái (TTBQ) của KD giống Hồng thư & Bát Quái Lạc Đồ (BQLD) của DTV. Tuy nhiên, khi kết hợp với một hay nhiều yếu tố khác, ví dụ như tính Âm Dương hay số cung của các Quái, giữa DTV & KD không còn đồ hình nào giống nhau hoàn toàn.

Không chỉ khác nhau về các đồ hình, Dịch Trống Việt còn khác về số lượng đồ hình, các qui luật, phương pháp, cách thể hiện … Về số lượng, DTV có thêm Bát quái Lạc Hồng (BQLH) & 6 Trùng quái của Bát quái Hồng thư. Các đồ hình của DTV đều liên hệ với nhau & đều thể hiện rõ các Qui luật Âm Dương hay Đối xứng & qui luật Ngũ hành hay chuyển động chữ S. Ở DTV, tính Âm Dương của các quái cũng khác, đặc biệt Quái Càn là Âm & quái Khôn là Dương, ngược với KD. DTV có nhiều cách thể hiện âm dương & các đồ hình như dùng số thập phân, nhị phân, công thức, vạch, hình ảnh & biểu tượng vv.

Giải mã Trống Đồng Ngọc Lũ

Hình 6: Hình ảnh trên Mặt Trống đồng Ngọc Lũ

Trống là tác phẩm nghệ thuật nên những gì nhìn thấy chỉ là phần nổi để khơi gợi lên những điều sâu xa hơn ẩn chứa giữa những hình ảnh & biểu tượng.

Đồng thời, Trống là Dịch Trống Việt đã được mã hóa. Khi Trống được hoàn thành, Hà đồ, Bát Quái, 64 Trùng quái đã được biết đến từ hàng trăm đến ngàn năm trước. Vì thế, với mặt trống hình tròn đường kính 79,3 cm, không nhất thiết phải trình bày những gì mà đa số hay ít nhất những độc giả của Trống đã biết.

Ngoài ra, không thể gọi là mã hóa khi thể hiện một cách quá rõ ràng & quá dễ đoán một đồ hình quan trọng cần mã hóa.


Dù không lời, Dịch Trống Việt là vô cùng vô tận, càng hiểu càng thấy cái biết của mình thật nhỏ bé. Mong rằng, những khám phá mới sẽ đóng góp vào nỗ lực chung để tìm thấy và ngộ ra những bí ẩn huyền diệu khác của Dịch Trống và Thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy