Hình Thái cực Việt đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam nhưng không biết từ bao giờ và cũng ít người bàn, viết hay phân tích về nó. Đặc biệt, TCVThái Cực Việt. Viet's Tai Chi. More xuất hiện trên tranh Đàn lợn thuộc dòng tranh dân gian Đông hồ.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ[1][2][3], là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).[1][4][5] Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.[6] Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.[7][8]
Nguồn: Wikipedia


Với sự chỉ dẫn của trống đồng Ngọc Lũ, chúng ta đã tìm ra công thức vẽ và theo đó chỉ có thể vẽ được một hình tương tự như TCVThái Cực Việt. Viet's Tai Chi. More.