Số nhị phân và Dịch Trống - Hồn Trống Việt

Số nhị phân và Dịch Trống

Từ những bài viết đầu tiên chúng tôi đã nói Trống là Dịch Trống Việt được mã hóaĐộ năng hay Năng lượng biểu thì bằng số thập phân thông qua số nhị phân là kiến thức không thể thiếu dùng để giải mã các đồ hình trên Trống. Tại sao? Bởi vì, phần chính yếu của thuật toán mà Trống sử dụng để mã hóa DTV là hệ số nhị phân.

Cha đẻ của số Nhị phân hiện đại

Theo Wikipedia,

“Trong thế kỷ 17, nhà triết học người Đức tên là Gottfried Leibniz đã ghi chép lại một cách trọn vẹn hệ thống nhị phân trong bài viết “Giải thích về thuật toán trong hệ nhị phân” (Explication de l’Arithmétique Binaire). Hệ thống số mà Leibniz dùng chỉ bao gồm số 0 và số 1, tương đồng với hệ số nhị phân đương đại.”

H1: 64 quẻ là 64 số nhị phân từ 0 đến 63

Vẫn còn những tranh luận về việc ông tự mình phát hiện ra hay là nhờ Kinh Dịch. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đối với những ai nghiên cứu KD là việc ông đồng thời nhận thấy Kinh Dịch đã dùng hệ nhị phân từ hàng ngàn năm trước qua trích dẫn sau đây của học giả Nguyễn Hiến Lê1Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức “Trong khoảng từ 1679 đến 1702, ông (Leibniz) thư từ với một nhà truyền giáo Giòng Tên ở Trung Hoa, và nhờ nhà truyền giáo này mà ông biết được 64 quẻ Kinh Dịch, thấy người Trung Hoa chỉ dùng hai vạch dương và âm mà vạch được các quẻ, cũng như ông chỉ dùng số 1 và số 0 mà viết được mọi số. Ông xin vị truyền giáo đó 1 bản Phương vị 64 quẻ của Phục Hi… và thấy rằng nếu ông thay số 0 vào vạch âm, số 1 vào vạch dương thì 64 quẻ đúng là 64 số từ 0 đến 63 trong phép nhị tiến của ông.”

H2: Luật Chữ S hay Ngũ Hành trên BQLD

Có một điều khiến chúng ta ngạc nhiên là hơn 300 năm đã trôi qua, kể từ khi biết Kinh Dịch đã dùng hệ nhị phân, có rất ít người tìm hiểu kỹ về vai trò của chúng.

Cho nên dù đa số biết Tiên thiên Bát Quái, không nhiều người nhận ra chuyển động chữ S hay qui luật Ngũ Hành hiển hiện trên TTBQ qua một động tác là nối các quái có độ năng từ lớn đến nhỏ hay ngược lại.

Trống, Dịch trống và Số Nhị phân

Phần chính yếu nhất của thuật toán dùng để mã hóa Trống đồng Ngọc Lũ là số nhị phân. Vì vậy, nếu không nhìn thấy mối liên hệ Số nhị phân – DTV – Trống sẽ không thể giải mã Trống.

Dùng số nhị phân để mã hóa cho thấy các tác giả của Trống đã biết về số nhị phân, và có lẽ khi đó nó được gọi là số âm dương bởi DTV thể hiện Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Thật lạ khi dùng chính số AD để mã hóa Thuyết ADNH. Lạ vì nó quá dễ đoán.

Do bị vùi lấp dưới lòng đất và chỉ được tìm thấy vào năm 1893, việc không phát hiện ra số nhị phân trên trống là chuyện dễ hiểu. Điều khó lý giải là tại sao, trước ông Leibniz, dù Kinh Dịch, quái và trùng quái đã được biết đến từ hàng ngàn năm nhưng không ai chứng minh được một cách mạch lạc, rõ ràng và đưa ra được đồ hình có đánh số từ 0 đến 7, là số nhị phân của 8 đơn quái, chứ chưa nói đến đồ hình dài và phức tạp hơn của các trùng quái, có số từ 0 đến 63. Hiển nhiên là, chỉ có một số rất ít người biết, cái biết đó đã bị quên lãng và rất có thể, sẽ mất đi nếu không được ông Leibniz phát hiện hay nói đúng hơn là tái phát hiện ra.

H3: Dùng số 16 và 18 để mã hóa Thuần khảm và Địa thủy Sư ở vòng 8

Trong bài Đất nước Tiên Rồng, chúng ta đã thấy Trống dùng số nhị phân để mã hóa các trùng quái ở Vòng 8, đó là Thuần khảm và Địa thủy Sư.

H4: Số 16 & 18 là Độ năng, thể hiện bằng số thập phân thông qua số nhị phân

Một bằng chứng quan trọng nữa cho thấy Trống đã hiểu rõ và sử dụng thành thạo và sáng tạo số AD nhị phân là việc Trống đã chỉ ra Tổng độ năng của 8 quái bằng 28 & của từng nghi Âm Dương của BQHT bằng 14 ở Vòng số 1. Chúng ta hãy nhìn vào các hình ảnh sau:

H5: Tổng độ năng của 8 quái là 28.
H6: Ở BQHT, Độ năng của mỗi nghi Âm và Dương đều bằng 14.
Hình 7: Tổng độ năng 28 & mỗi nghi Âm Dương 14.

Vòng số 1, nơi có hướng dẫn về BQHT, cũng là nơi Trống thể hiện Tổng độ năng của 8 quái và của mỗi nghi Âm Dương của BQHT qua 14 tia đi ra và 14 tia trở về (Hình 7).

Một khi, các tác giả của Trống đã biết và tính được Tổng độ năng của bát quái, của mỗi nghi Âm Dương hay Càn Khôn ở BQHT thì đương nhiên là họ biết độ năng của từng quái và trùng quái.

3 hình trên là bằng chứng không thể phủ nhận về việc, các tác giả của Trống đồng Ngọc Lũ, vừa là nghệ sĩ, là triết gia, và là nhà Dịch học đã biết và nhiều khả năng là chỉ có họ biết về số nhị phân nên đã dùng chúng trong thuật toán để mã hóa Trống.

Họ thành thạo số nhị phân đến mức có thể dùng chúng để không những tạo ra, thể hiện các quái & trùng quái, đại diện cho vạn vật, mà còn đưa ra các hướng dẫn về các đồ hình, các qui tắc và qui luật, và đặc biệt nói lên triết lý về vũ trụ và con người, đó là Thuyết Âm dương Ngũ hành.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy