Luật Ngũ Hành hay chữ S - Hồn Trống Việt

Luật Ngũ Hành hay chữ S

Luật Ngũ Hành hay xoáy ốc chữ S là luật căn bản của Dịch Trống Việt. Chuyển động của nó là xoáy ốc vàng và liên quan trực tiếp đến Tỷ lệ vàng Φ (Phi), góc vàng & các số Fibonacci. Tất cả đều hiện diện trên các đồ hình của DTV.

Luật Ngũ hành

Hình 1: Chuyển động ngược KĐH & Qui luật chữ S

Trên trống, mọi người, chim, gà, hươu, thuyền vv đều chuyển động về phía bên trái, ngược chiều Kim đồng hồ. Hướng chuyển động đó thể hiện một đặc tính của Người Việt cổ đó là trọng phía bên trái như trọng tình hơn lý, văn hơn võ, yêu nghệ thuật & áo cài vạt trái.

Nằm ẩn sâu và là nền tảng của các hiện tượng trên là việc Người Việt cổ đã hiểu và trọng việc qui Tâm hay trở về với Đạo, thể hiện qua Luật Ngũ hành hay chữ S, một qui luật căn bản của Dịch Trống mà ở đó chiều trở về đóng vai trò quan trọng1Ngũ Hành hiện nay thường bị hiểu sai là 5 Nguyên tố. Ngoài ra, Hành Thổ ở trung tâm còn bị đẩy ra ngoài ngang hàng với các hành khác. Xem thêm Ngũ hành.

Hình 2: Qui luật chữ S cũng là Ngũ hành

Có 3 thành phần trong Luật Ngũ hành. Thứ nhất là chuyển động xoáy ốc ly tâm, từ Tâm hướng ra ngoài theo chiều Kim đồng hồ hay Ngũ hành tương sinh. Thứ 2 là vận động hướng tâm, ngược KĐH về Tâm, hay Ngũ hành tương khắc như đã nói ở trên, và thứ 3, Trung tâm hay Đạo là phần quan trọng nhất vì ở đó có sự gặp gỡ Âm Dương, đại diện cho mọi đối lập nhưng đồng thời hỗ trợ, kết hợp, và giao thoa với nhau để sinh thành vạn vật.

Luật Ngũ hành hay chữ S hiện diện cả trên Trống & trên các đồ hình của Trống. Ở đồ hình Thái cực Việt, 2 nghi Âm Dương quấn quít nhau chính là sự vận động chữ S bao trùm nhất.

Hiểu sai

H3: Âm Dương Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc

Ngũ hành tương sinh & tương khắc đã và đang bị hiểu sai trong hơn 2 ngàn năm qua. Sai lầm lớn nhất là đã đưa hành Thổ ở Tâm ra ngoài (bên trái H3), khiến Ngũ hành mất Tâm, không còn chốn trở về để gieo gặt. Mất Tâm cũng đồng thời là mất trung gian hòa giải của mâu thuẫn & đối lập khiến vạn vật cứ đuổi nhau để sinh diệt vòng ngoài mãi không thôi.

Hơn nữa, đẩy hành Thổ hay Tâm ra ngoài dẫn đến khó khăn trong việc nhận ra cái gốc của Ngũ hành – đó là sự đối xứng hay sóng đôi Âm Dương của Đạo. Đây là lý do quan trọng khiến tranh luận về Âm Dương & Ngũ hành đến nay vẫn chưa có hồi kết như trong đoạn trích dẫn sau:

“Qua các tài liệu “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, ở thời đại Xuân Thu, Ngũ hành chỉ năm loại vật chất không thể thiếu trong sinh hoạt. Tư tưởng Ngũ hành đầu tiên lưu hành ở hai nơi Yên, Tề miền biển phía đông Trung Quốc, thời đại nảy sinh sớm nhất không trước Trâu Diễn một thế kỷ, vào thế kỷ thứ V trước CN. Thời đại sinh thời của Trâu Diễn khoảng 350 đến 270 trước CN. Nếu ông ta không phải là người duy nhất khai sáng ra thuyết Ngũ hành, thì ít nhất cũng là người hệ thống hoá và cố định thêm những tư tưởng có liên quan đến loại này…

Thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành phát triển đến thời Tần Hán đã có sự phân biệt khá rõ rệt: Thuyết Âm dương thiên về nguyên lý sinh thành vũ trụ. Thuyết Ngũ hành thiên về phân loại hiện tượng sự vật trong vũ trụ và hệ thống quan hệ giữa những thuộc tính. Hai cái đó hoà vào nhau và trở thành hệ thống giải thích hiện tượng sinh thành vũ trụ, cuối cùng hoàn thành từng bước ở đời Hán.”2Giáo sư Lê Văn Quán. Chu Dịch Vũ trụ quan. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995.

Một nguyên khác là việc Kinh Dịch chỉ nói đến Âm Dương mà không hề có một từ nào về Ngũ hành. Thật lạ! Ngũ hành ở ngay trên Hà đồ.

Âm Dương Ngũ Hành tuy 2 mà 1 & đã được thống nhất ở DTV, ít nhất vài trăm năm sớm hơn thời điểm “hoàn thành từng bước ở đời Hán” (Tây Hán, 202 TCN – 9 SCN; Đông Hán, 25–220 SCN).

Fibonacci, Tỷ lệ vàng & Vòng xoáy vàng

Tỷ lệ vàng, với ký hiệu là Φ (Phi) có giá trị khoảng 1.618. Nó là số siêu việt, vô tỷ & liên quan mật thiết đến dãy số Fibonacci. Nói cách khác, nó là tỷ lệ của 2 số Fibonacci liền kề nhau bắt đầu từ số thứ 9 cho đến vô cùng, khi lấy số lớn chia cho số nhỏ, ví dụ 34/21 hay 55/34.

Hình 4: Tỷ lệ vàng Φ và dãy số Fibonacci

Theo Wikipedia

Người ta chưa biết tỉ lệ vàng có từ bao giờ. Trước đây, người ta vẫn cho rằng một người La Mã là Vitruvius sống cách đây gần 2100 năm đã tìm ra tỉ lệ vàng. Gần đây các nhà khảo cổ học tìm thấy các di bút viết về tỉ lệ vàng trong các kim tự tháp ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ vàng xuất hiện rất sớm (cách đây khoảng hàng nghìn năm).

Euclide, nhà toán học của mọi thời đại đã từng nói đến tỉ lệ vàng trong tác phẩm bất hủ của ông mang tên “Những nguyên tắc cơ bản”…

Hình 5: Góc vàng

Vòng xoắn vàng là một dạng đặc biệt của những chuyển động xoáy ốc đầy mê hoặc vì nó là chuyển động xoáy ốc theo một góc dựa trên tỷ lệ vàng Φ, còn gọi là góc vàng bằng 137.5 độ hay 360 độ/ Φ^2. Vòng xoắn vàng là một bí ẩn, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, sự hài hòa & được cho là mật mã chi phối cấu trúc của vũ trụ.

Vòng xoáy vàng còn là phương thức vận động năng lượng hiệu quả nhất, vì nó đạt được sức mạnh lớn nhất với ít năng lượng nhất.

Chuyển động xoáy ốc xuất hiện nhiều trong tự nhiên, kiến trúc, nghệ thuật, cơ thể người và cả trong DNA. Không khó để nhận ra sự tương đồng của chúng với chuyển động chữ S trên TCV. Thật thú vị khi các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chim ưng bay theo đường xoắn ốc vàng khi tiếp cận con mồi.

Luật Ngũ hành vận động theo Vòng xoáy vàng

H7: Số Fibonacci v& Tỷ lệ Vàng trên Hông thư

Chuyển động xoáy ốc là kết quả của 2 chuyển động đồng thời, một theo trục ngang và một theo trục dọc. DTV đã thể hiện lực kết hợp đó qua Tỷ lệ 34/21 trên Hồng Thư. Điều ngạc nhiên là 34 và 21 thuộc dãy số Fibonacci, và tỷ lệ 34/21 bằng với tỷ lệ vàng Φ.

H8: Vòng xoáy vàng của quái Càn từ BQLD đến BQHT

Ngoài ra, phân tích chuyển động từ BQLD sang BQHT cho thấy nó là Vòng xoáy vàng. Nếu lấy quái Càn trên BQLD làm điểm chuẩn khởi đầu của chuyển động ta sẽ có công thức sau:

Quái Càn (BQHT) / Quái Càn (BQLD) = 1 + 1/(Φ^2).

Thay 1 bằng 360 độ (hay 1 vòng tròn) sẽ được:

Càn (BQHT) / Càn (BQLD) = 360 độ + 137.5 độ hay Góc Vàng.

Nói cách khác, từ BQLD đến BQHT, Quái Càn đã chuyển động theo hình xoáy ốc hết 1 vòng 360 độ và góc Vàng 137.5 độ.

Vì chuyển động của các quái khác bằng 1/3 hay 2/3 của quái Càn nên cũng là chuyển động vòng xoáy vàng.

Như vậy, Tỷ lệ Vàng Φ, Góc vàng hay Vòng xoáy vàng đều là biểu tượng toán học của Luật Ngũ hành hay chữ S & 2500 năm trước, Dịch Trống Việt đã thể hiện & miêu tả chính xác về chúng qua các đồ hình của mình.

Ý nghĩa khoa học của Luật Ngũ hành

Luật Ngũ hành hay chữ S bao hàm mọi chuyển động xưa nay người ta vẫn nói về Dịch như Dịch là giao dịch, biến dịch và bất dịch. Tuy nhiên, DTV không phát biểu khái quát mà giải thích rõ ràng qua các đồ hình, con số và mô hình, giống với cách các nhà khoa học hiện nay trình bày các lý thuyết của mình.

Phát hiện quan trọng nhất của Luật chữ S là không có tác hành & chuyển động thì không có vật. Thực chất, vạn vật chỉ là sự chuyển động của Thần khí trong không thời gian theo các vòng xoáy ốc với hướng & tốc độ khác nhau. Không có vật, chỉ có chuyển động của Thần khí. Bỏ chuyển động đi, vạn vật sẽ biến mất. Đây chính là nền tảng và lý do quan trọng nhất để hình thành nên thuyết Âm dương Ngũ hành và DTV.

Ngoài ra, khám phá này không những đã nêu ra điều tương tự như phương trình e = mc² về sự tương đương giữa vật chất & năng lượng của nhà bác học Albert Einstein, mà còn cung cấp mô hình vận động của năng lượng để tạo thành vạn vật.

H9: Luật Ngũ hành với TCV

Vũ trụ tràn ngập các chuyển động & tác động. Khi có một vòng xoáy, sẽ có một vòng xoáy khác theo chiều ngược lại, thể hiện sự đối lập âm dương nhưng thống nhất, gọi là “Nhất nguyên lưỡng cực”. Ở trung tâm của vòng xoáy, chuyển động nhanh hơn bên ngoài, năng lượng lớn hơn nhưng lại là nơi yên bình và cân bằng nhất, nên còn gọi là điểm bình yên, mắt bão hay Đạo.  

Nhờ các chuyển động xoáy ốc & sự gặp gỡ ở Trung Tâm mà có sự trao đổi và giao thoa âm dương để sinh thành vạn vật. Dù phát triển, Vòng xoáy vàng luôn giữ hình dạng ban đầu. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi tiếp tục thêm các vòng tròn đồng tâm, nối các số theo hướng dẫn của Hồng thư sẽ có hình như TCV nhưng lớn hơn.

Hơn nữa, vòng xoáy vàng còn là dạng chuyển động liên tục nhưng không thay đổi phương thức. Đặc tính này thể hiện Dịch là biến dịch và bất dịch, nghĩa là sự biến dịch luôn tuân theo những qui luật bất biến.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy