Người Việt Nam gọi quê hương, tổ quốc mình là Đất Nước, có đồng thời hai vật tổ Tiên Rồng, và thường nói “Chúng ta là con Rồng cháu Tiên”. Đó là niềm tự hào được khắc sâu và lan truyền qua câu truyện Huyền Sử “Con Rồng Cháu Tiên” mở đầu việc dựng nước.
Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ, ở với nhau được ít lâu Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc nở ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một người con đều xinh đẹp, khỏe mạnh và thông minh1Không chỉ người Việt, mà cũng có nhiều dân tộc khác nói về sự sáng thế hay hình thành con người chính là từ quả trứng. Nguồn Lược Sử Tộc Việt
Sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ Thủy cung, một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: Nàng là Tiên, sinh trưởng ở núi cao, ta là Rồng, nơi biển cả, khó thích hợp sống chung dài lâu. Vì thế, nàng hãy đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển. Dù chia ra, nhưng hễ có chuyện gì, thì cùng nghe nhau, không được bỏ nhau, và hẹn gặp nhau ở Cánh Đồng Tương.
Âm, Dương và Trung tâm
Truyện Tiên – Rồng, ngoài sự huyền bí, thơ mộng, trữ tình, còn chứa đựng triết lý Nhất nguyên lưỡng cực. Những cặp Âu Cơ – Lạc Long Quân, Tiên – Rồng, Lý Tình, Đất (Núi) – Nước đều là những hình tượng của lưỡng cực Dương và Âm.
- AD kết hợp sinh ra vạn vật (100 người con)
- AD mâu thuẫn và đối kháng.
- Dù có đối kháng, và dù chia ra, nhưng Âm Dương không bao giờ xa lìa nhau, hễ có chuyện gì sẽ gặp nhau ở Cánh đồng Tương hay là Tâm, nơi tương giao, tương hội và nơi mọi mâu thuẫn đối kháng sẽ được hóa giải.
Ngoài việc nhận mình là con Rồng cháu Tiên, chúng ta cũng gọi quê hương, tổ quốc là Đất Nước hay đơn giản chỉ là Nước: Đất nước tôi, nước Việt Nam, “Xin hát về người đất nước ơi, xin hát về mẹ Tổ quốc ơi!”2Lời bài hát Đất nước tôi. Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Ca sĩ Phong Du …, và còn dùng từ nước để gọi các quốc gia khác trên thế giới: Nước Anh, Ấn Độ, Nhật Bản vv.
Nhận cùng lúc 2 vật tổ Rồng Tiên và gọi quê hương là Đất Nước hay Nước đều là việc hiếm có nên chúng trở thành những nét đặc thù của Việt Nam.
Trung tâm, nơi Âm Dương Hội tụ
Những nét rất riêng đó được ghi rõ trên Trống đồng Ngọc Lũ, qua các con số và quái của Kinh Dịch, ở vòng số 8.

Nối 10 con hươu ở mỗi bên sẽ cho ta một Trục trung tâm rất lớn, bao trùm toàn bộ vòng số 6, nơi diễn ra các hoạt động của con người. 10 hươu được chia thành 5 cặp Đực Cái hay Âm Dương. Đây là hình tượng của cánh đồng Tương nơi AD hội ngộ, gặp gỡ để sinh thành vạn vật và cũng là nơi hòa giải của mọi mâu thuẫn và đối kháng.


Số 16 và 18 biểu thị độ năngBiểu thị năng lượng của quái bằng số thập phân, thông qua số nhị phân. Represents the energy of the trigram in decimal, through the binary number.... More của 2 trùng quái Địa Thủy Sư và Thuần Khảm. Theo cách nhìn và nói của chúng ta ngày nay sẽ là: chúng có chung mẫu số là quái Khảm, Thủy ☵. Giống trong toán, chia cả 2 cho Thủy hay cắt 2 quái Thủy ☵, sẽ còn lại 2 quái Khôn ☷ và Khảm ☵ hay Đất & Nước.
Chia và Cắt không phải là ngôn ngữ chính của Trống. Với trống, gộp vào, tạo sinh, thống nhất, thái hòa mới là điều quan trọng, và trung tâm hay trục trung tâm chính là nơi điều đó sảy ra, đó cũng là Đạo hay Thái Cực hay cánh đồng Tâm nói trên.

Đất Nước Tiên Rồng & con Rồng cháu Tiên
Qua bài Âm Dương, chúng ta đã biết Long, Rồng, Tròn, tinh thần, Ẩn đều là Âm, còn Đất, Vuông, hữu hình, vật chất là Dương. Truyện Tiên-Rồng cho ta biết thêm các cặp AD khác như H4. Kết hợp ý nghĩa AD với ngôn ngữ của Trống, ta sẽ hiểu thông điệp của Trống thể hiện ở vòng tròn số 8, đó là Đất Nước Tiên Rồng và con Rồng cháu Tiên là tác giả và chủ nhân của Trống đồng Ngọc Lũ và Dịch Trống.
