Giới Thiệu - Hồn Trống Việt

Hồn Trống Việt mang đến những hiểu biết về Dịch Trống hay Kinh Dịch của Trống đồng Ngọc Lũ được mã hóa qua các hình ảnh, đồ hình và con số trên Trống.

Hình 1: Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện vào năm 1893 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và có niên đại được các nhà khoa học công nhận là vào khoảng năm 900 TCN đến 200 SCN. Trống là đại biểu nổi bật, đẹp và tinh túy nhất của nền văn hóa Đông Sơn và là Quốc bảo của Việt Nam. Hiện nay, Trống đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội1Nguồn Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia.

Dịch Trống là một hệ thống, bao gồm các Đồ hình, Qui luật, Phương pháp và ý nghĩa của chúng. Dịch Trống là nội dung của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ADNH), một trong những Triết thuyết cổ xưa nhất của nhân loại. Dịch Trống đã tồn tại song song cùng KD, một trong 5 kinh điển của Trung Quốc, ít nhất từ hơn 2000 năm trước nhưng gần như không ai biết.

So với Kinh dịch, các đồ hình & luật của Dịch Trống giống mà khác. Giống nhau nếu đặt riêng từng đồ hình, cụ thể là Hà đồ của KD giống Hà thư của Dịch Trống & TTBQ giống BQLĐ. Tuy nhiên, vạn vật đều tác động & liên hệ với nhau, các đồ hình cũng không bao giờ đứng một mình mà luôn kết hợp với một hay nhiều yếu tố khác. Khi đưa thêm chúng vào, ví dụ Âm Dương và/hay số cung của các Quái, chúng ta nhận thấy giữa Dịch Trống & Kinh Dịch không còn đồ hình nào giống nhau hoàn toàn (Hình 2).

Hình 2: Đò Hình của Dịch Trống & Kinh Dịch

Không chỉ khác nhau ở các đồ hình, các qui luật, phương pháp và số lượng của Dịch Trống cũng khác, đó là Qui luật chuyển động chữ S và cách phân loại Âm Dương của các Quái. Đặc biệt, Dịch Trống có Bát Quái Tài Nhân, bản hướng dẫn hành động để đạt Thái Hòa, tư tưởng bao trùm & cốt lõi nhất của Thuyết ADNH, thường được nói tới dưới tên Nhất nguyên Lưỡng cực.

Như vậy, ngoài giá trị lịch sử, văn hóa & nghệ thuật, Trống đồng Ngọc Lũ hay Dịch Trống còn là cuốn kinh không lời về Thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Kinh Dịch & Dịch Trống

Hình 3: Thái Cực

Kinh Dịch (KD) với biểu tượng Thái cực là Kinh Điển của Trung Quốc và được biết đến trên khắp thế giới.

Nhìn vào Lịch sử KD, chúng ta sẽ nhận thấy có một bước ngoặt đã sảy ra vào khoảng những năm 500 TCN, là quãng thời gian ra đời của Thập Dực. KD hay Chu Dịch hiện nay là sự kết hợp của Thập Dực với các hình đồ & Kinh, bao gồm thoán từ & hào từ đã có trước đó.

Từ khoảng 900 TCN đến 200 SCN, một quá trình hệ thống hóa & tập đại thành khác đã sảy ra mà kết quả của nó là Dịch Trống, được mã hóa trên Trống Đồng Ngọc Lũ.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung do sự gần gũi về địa lý, và sự chia sẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống vv. Tuy nhiên, cũng như các quốc gia và dân tộc trên thế giới, có giống nhau đồng thời có những điểm khác nhau. Kinh Dịch và Dịch trống không phải là ngoại lệ. Do đó, khi giới thiệu với bạn đọc về Dịch trống, sẽ không thể tránh khỏi việc đối chiếu với Kinh Dịch.

Hình 4: Mặt trống đồng Ngọc Lũ

Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh, mục đích của Hồn Trống Việt là làm cho Dịch trống được biết, hiểu và trở nên gần gũi với mọi người, và qua đó sẽ có những nghiên cứu sâu rộng hơn bởi nó mang theo những thông điệp quan trọng cho nhân loại.

Với người Việt Nam, những điều đó càng trở nên có ý nghĩa vì Trống & Dịch trống là sản phẩm thể hiện nhân sinh và vũ trụ quan của cha ông chúng ta, và đã được thể chế hóa, biến thành những tập tục, truyền thống, ngôn ngữ, lời nói, cách tư duy và cách sống của người Việt, trong quá khứ và hiện tại.

Đạo Dịch là vô cùng vô tận, càng hiểu càng thấy cái biết của mình thật nhỏ bé. Tuy nhiên, với những nỗ lực và cố gắng của nhiều người cùng sự chỉ dẫn và mách bảo của Trống đồng Ngọc Lũ và các trống đồng Đông Sơn khác, hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy và ngộ ra những bí ẩn huyền diệu của Dịch Trống và nền tảng của nó là Thuyết ÂM Dương Ngũ Hành.

Liên Hệ

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy