Đồ hình & Qui luật trên Trống đồng Ngọc Lũ - Hồn Trống Việt

Đồ hình & Qui luật trên Trống đồng Ngọc Lũ

Những đồ hình & qui luật của Dịch Trống Việt (DTV) được mã hóa trên Trống dồng Ngọc Lũ theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp tối ưu nhất để tìm ra chúng là nhìn và vẽ vì:

  • Gần như ai cũng có thể tự làm.
  • Nhanh, rõ ràng, chính xác.
  • Chỉ cần hình ảnh trống & những kiến thức cơ bản, và tối thiểu là tên, hình tượng, ý nghĩa, âm dương & độ năng các quái.

Nôi Dung:

Giải mã các Đồ hình & Qui luật trên Trống

Khi giải mã Trống, chúng ta cần ghi nhận những điểm sau:

Trống là tác phẩm nghệ thuật. Với một tác phẩm nghệ thuật, những gì nhìn thấy chỉ là phần nổi để khơi gợi lên những điều quan trọng, sâu xa hơn ẩn chứa giữa những hình ảnh.

Đồng thời, Trống là Dịch Trống Việt đã mã hóa. Được hoàn thành sớm nhất là năm 900 TCN, thời điểm mà Hà đồ, Bát Quái, 64 Trùng quái đã được biết đến trong hàng trăm đến hàng ngàn năm, vì thế, với mặt trống hình tròn có đường kính 79,3 cm, sẽ là không cần thiết nếu trình bày những gì đã biết.

Ngoài ra, không thể gọi là mã hóa khi đưa ra toàn bộ dù chỉ một đồ hình quan trọng.

Tên gọi các Đồ hình của Dịch Trống Việt 

Để phản ánh đúng DTV, chúng ta cần đặt tên cho các hình đồ của DTV như sau1Khi đã biết ý nghĩa, mục đích, ứng dụng của các đồ hình, bạn đọc sẽ hiểu tại sao chúng lại được gọi như vậy

Dịch Trống ViệtCác đồ hình tương đương của Kinh Dịch
1Thái cực Việt (TCV)Thái cực
2Lạc đồ ()Lạc thư (LT)
3Bát quái Lạc đồ (BQLĐ) là Bát quái phối với Lạc đồTiên thiên Bát quái (TTBQ) là Bát quái phối Hà đồ
4Hồng thư (HT)Hà đồ (HĐ)
5Bát Quái Hồng thư (BQHT) là Bát Quái phối Hồng thưHậu thiên Bát quái (HTBQ) là Bát quái phối Lạc thư
66 Trùng quái của BQHTKhông có
7Bát quái Lạc Hồng (BQLH) hay Tài Nhân (BQTN) là Bát quái hợp nhất của BQLĐ & BQHTKhông có
864 Trùng Quái Lạc Hồng (TQLH) hay Tài Nhân (TQTN) là 64 Trùng quái sắp xếp dựa trên BQLH hay BQTN64 Trùng quái Hậu thiên hay Văn Vương
Bảng 1: Tên gọi các đồ hình Dịch Trống Việt

Hồng thư trên Trống

Trống có 16 vòng tròn đồng tâm. Chúng ta sẽ đặt mặt trống theo hướng như hình dưới và tập trung chủ yếu vào 4 vòng: 1, 6, 8 và 10.

Hình 1: Các vòng quan trọng nhất trên mặt trống.

Hình tương đương Hà Đồ của KD hay Hồng Thư (HT) được Trống thể hiện trên Vòng 6.

Hình 2: Hà Đồ của KD
Hình 3: Hồng Thư trên vòng 6 của trống

Với 4 cặp số nằm bên ngoài, Trống dùng các ngón tay chỉ lên (khoanh màu xanh) để biểu thị số nhỏ, và số người (khoanh màu đỏ) cho số lớn2Có nhiều cách để tìm ra Hồng Thư, tuy nhiên cách trên theo tôi là đơn giản nhất & đó là cách mà Tác giả Viên Như đã tìm ra trong cuốn Người Việt – Chủ nhân của kinh dịch và chữ vuông. Nhà xuất bản: Hồng Đức, 2014.

Hình 4: Cặp số 5/10 ở Trung Tâm

Riêng với cặp số 5/10 nằm ở Tâm Hồng thư, cách thể hiện là ngược lại: số người chỉ số nhỏ, còn số ngón tay tượng trưng số lớn. Ngoài ra, phía trên của trống, nơi có cặp số 2/7, cũng là nơi trống thể hiện cặp số 5/10: Có 7 người nhưng chỉ 5 người cầm kiếm, chỉ số 5. Mỗi người có 2 ngón tay chỉ xuống, chỉ số 10 = 5*2.

Hình 5: Cặp số 5-10 ở Tâm, Vòng 1

Cách tìm cặp số 5/10 như trên có điểm hay là dùng số người & ngón tay nên nhất quán với các cặp số khác. Tuy nhiên, còn các cách khác nữa, như cách dùng các số ở Vòng 1, Hình 5.

Các cặp số của HT tìm ra trên trống trùng khớp với Hà đồ của KD.

Như đã nói, Hồng Thư hay Hà Đồ có tầm quan trọng bậc nhất & đã được biết đến hàng trăm cho đến hàng ngàn năm trước khi Trống được hoàn thành. Vì vậy, có toàn bộ các cặp số của nó trên trống như đã trình bày ở trên là điều lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ có các số 1-6, 2-7 và 8 hoặc 9 cũng đủ suy ra các cặp số còn lại.

Bát Quái Lạc Đồ

Trước hết, chúng ta hãy nhìn lại sự phân loại quái Âm, quái Dương, Độ năng Bát Quái, cách thể hiện của số chẵn, số lẻ, vạch đứt & vạch liền như ở H6.

Hình 6: Âm Dương, Độ năng, Số lẻ, Số chẵn, Vạch đứt, Vạch liền
Hình 7: Công thức 68, 3344 hay 34.

Trống mã hóa BQLD ở Vòng số 8 thông qua một công thức đơn giản nhưng kỳ diệu, đó là Công thức 68 hay 3344 hay 34. Để hiểu công thức này, có 2 điểm cần chú ý là các số lẻ thể hiện quái Âm & số chẵn, quái Dương. Đồng thời, khi nhìn qua tâm, các số còn là tổng độ năng của 2 quái.

Bên trên & dưới của Vòng số 8 có 2 nhóm những con gà hoặc cò chuyển động ngược chiều KĐH, nhóm trên có 6 & nhóm dưới có 8 con.

Chia đôi trong mỗi nhóm sẽ có lần lượt các số 3, 3, 4 & 4, tương ứng 4 quái – Âm, Âm, Dương & Dương tính theo chiều chuyển động của gà hay ngược chiều KĐH, và các số 4, 4, 3 & 3 tương ứng Dương, Dương & Âm, Âm. Thứ tự của 2 dãy số/quái đó là chỉ dẫn cho từng Nghi Âm Dương.

Hình 8: Bát quái Lạc đồ (BQLD)

Tiếp theo, kẻ một đường qua tâm Trống sẽ chia trống làm 2 phần. Đường trục này cũng đồng thời chia 2 nhóm gà làm đôi hay 2 nghi Âm Dương. Hơn nữa, đường trục còn chỉ ra vị trí bắt đầu của mỗi quái ở từng nghi & qui luật Đối qua tâm – đối Âm Dương & tổng độ năng bằng 7. Chúng ta phải công nhận tài năng, nghệ thuật, sự khéo léo & chính xác của các Nghệ nhân Trống đồng.

Quái Càn là quan trọng nhất & cũng là quái Âm, vì thế nó sẽ là quái đầu tiên của nghi Âm. Theo sự hướng dẫn của Công thức 34, các quái còn lại sẽ có vị trí như hình 8. Hình Bát quái tìm được gọi là Bát quái Lạc đồ. Các quái của BQLD có vị trí giống như Tiên Thiên Bát Quái của KD.

Tìm ra BQLD cũng giúp xác định tọa độ Không Thời gian trên Trống căn cứ vào Bảng độ năng các quái & những hiểu biết đời thường. Ví dụ, Mùa hạ, buổi trưa & hướng Nam nóng nhất sẽ ứng với quái Càn có độ năng cao nhất & ngược lại, mùa Đông, buổi sáng, hướng Bắc thì ứng với quái Khôn.

Dựa trên những thông tin trên, cũng sẽ tìm được Tứ tượng bằng cách bỏ đi vạch trên cùng của các quái như trong hình 9.

Hình 9: Tứ Tượng

Tọa độ Không-Thời gian

Hình 10: Tọa độ Không Thời gian

Một trong những ý nghĩa của BQLĐ & Tứ tượng là “Tọa độ không thời gian” nhìn từ bắc bán cầu & cụ thể hơn là Bản đồ Việt Nam cổ đại.

Ngược với các bản đồ hiện nay, DTV luôn đặt hướng Nam lên phía trên. Cách thể hiện này cho thấy sự sáng tạo, tính nhân chủ và minh triết của DTV. Hiểu được Triết lý đằng sau sự sắp đặt này thôi cũng đủ khẳng định DTV hay Kinh Dịch Việt không phải là một sách có nguồn gốc từ bói toán.

Câu thành ngữ “Đầu đội Trời, chân đạp Đất” hay câu thơ “Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông. Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) cho thấy hình ảnh một con người tài trí, hiên ngang, vững vàng …, con người đại ngã tâm linh ngang hàng với, là mối liên thông, là cầu nối để giao hòa Trời Đất, Thiên Địa, Thời Không, Tinh thần Vật chất, Âm Dương, Vô hạn Hữu hạn vv. Đó là tài Nhân trong cơ cấu Tam Tài mà chúng ta có thể hình dung khi đặt con người vào giữa trung tâm của H10.

H11: Thiên Địa Nhân

Mặt trời ở trên còn rất gần gũi với những trải nghiệm của mọi người, thấy bầu trời bao la ở trên, mặt trời nằm ở đỉnh đầu vào buổi trưa & buổi tối nó biến mất. Dù biết trái đất quay xung quanh mặt trời, DTV vẫn đặt con người vào vị trí trung tâm để nói lên triết lý cao sâu một cách rất đời khiến ai cũng hiểu. Nói đời mà dấu được minh triết trong đó là đỉnh cao của Triết.

Ông Trời siêu hình còn là biểu tượng cho Tinh thần, là cái cao, nhẹ, bay bổng có vị trí bên, trên khi dùng BQLD để thể hiện con người (ở bài viết khác), với Tình-Lý ở giữa và vật chất hay cơ thể phía dưới.

Công thức 34, Qui Luật Đối Xứng & Chuyển Động chữ S

Ngoài Công thức 34 & qui luật Tổng bằng 7 như đã nói ở trên, khi nối 8 quái theo độ năng từ lớn đến nhỏ hay ngược lại chúng ta phát hiện ra thêm một qui luật quan trọng là Qui luật chuyển động chữ S.

Nói đến Công thức mọi người sẽ liên hệ đến Toán & khoa học. Vậy mà, một cuốn sách về Triết lý Biến dịch, đạo và ADNH như DTV cũng có công thức. Đặc biệt hơn, chúng không phải là những phép cộng trừ nhân chia mà thể hiện những qui luật cơ bản lớn lao của Vũ Trụ, Xã hội & Con người. Cụ thể là qua Công thức 34 đã phát hiện ra 2 qui luật cơ bản dưới đây:

  • Qui luật chuyển động chữ S: Độ năng chuyển động theo đường xoáy ốc hay hình chữ S, và
  • Qui luật Đối xứng: 2 quái đối qua Tâm về tính Âm Dương và có tổng độ năng là 7.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy