Dịch Trống Việt & Tranh Đông Hồ - Hồn Trống Việt

Dịch Trống Việt & Tranh Đông Hồ

Có sự tương đồng hình dạng & nhất quán về ý nghĩa của Thái cực, Âm Dương & Ngũ hành giữa các đồ hình Dịch Trống Việt & bức tranh Đàn lợn thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Thái Cực Việt

H1: Tranh Đông Hồ “Đàn Lợn” & Thái Cực Việt

Với sự chỉ dẫn của trống đồng Ngọc Lũ, chúng ta đã tìm ra công thức vẽ và theo đó chỉ có thể vẽ được một hình tương tự như TCV. Điều kỳ lạ là TCV đó cũng được vẽ trên bức tranh Đàn lợn thuộc dòng tranh dân gian Đông hồ. Tranh Đàn Lợn với hình TCV đã có từ lâu nhưng không biết chính xác từ bao giờ, và cũng ít người bàn, viết hay phân tích về sự liên quan giữa bức tranh với Kinh Dịch & thuyết ADNH.

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ[1][2][3], là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).[1][4][5] Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.[6] Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.[7][8]

Nguồn: Wikipedia

Âm Dương Ngũ Hành

Ngoài hình TCV, giữa hệ thống đồ hình DTV & bức tranh Đàn lợn còn có sự nhất quán về ý nghĩa của Thái cực, Âm Dương & Ngũ hành .

H2: Thái Cực, ADNH ở Dịch Trống Việt & Tranh Đàn Lợn

Cụ thể là:

  • Mẹ Thái Cực là Một nhưng trong Mẹ lại vẽ 2 hình TCV, để chỉ sự vận động của Thái cực & sự hiện diện của Âm Dương giống như Vòng 1 của Trống.
  • Trong Mẹ Thái cực đã ngầm chứa tất cả Âm Dương (2 TCV, 2 màu) & Ngũ hành (2 vòng xoáy tạo thành hình chữ S). Âm Dương & Ngũ hành luôn đi cùng nhau.
  • 5 lợn con chỉ Ngũ hành, là con của Mẹ Thái Cực. Cũng như Mẹ, trong mỗi con đều có 2 vòng tròn Thái cực. Khác mẹ, ở các con 2 vòng xoáy ngược chiều nhau giống như 2 chữ S nhỏ đối nhau trên BQHT của DTV.

Điểm cần lưu ý là Âm Dương & Ngũ hành luôn cùng nhau như một thể thống nhất, Tuy nhiên, theo nhiều học giả, chúng là 2 thuyết riêng biệt sau mới thống nhất lại khoảng 2000 năm trước vào cuối thời Tây Hán của Trung Quốc như trong đoạn trích dẫn dưới đây.

“Qua các tài liệu “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, ở thời đại Xuân Thu, Ngũ hành chỉ năm loại vật chất không thể thiếu trong sinh hoạt. Tư tưởng Ngũ hành đầu tiên lưu hành ở hai nơi Yên, Tề miền biển phía đông Trung Quốc, thời đại nảy sinh sớm nhất không trước Trâu Diễn một thế kỷ, vào thế kỷ thứ V trước CN. Thời đại sinh thời của Trâu Diễn khoảng 350 đến 270 trước CN. Nếu ông ta không phải là người duy nhất khai sáng ra thuyết Ngũ hành, thì ít nhất cũng là người hệ thống hoá và cố định thêm những tư tưởng có liên quan đến loại này…

Thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành phát triển đến thời Tần Hán đã có sự phân biệt khá rõ rệt: Thuyết Âm dương thiên về nguyên lý sinh thành vũ trụ. Thuyết Ngũ hành thiên về phân loại hiện tượng sự vật trong vũ trụ và hệ thống quan hệ giữa những thuộc tính. Hai cái đó hoà vào nhau và trở thành hệ thống giải thích hiện tượng sinh thành vũ trụ, cuối cùng hoàn thành từng bước ở đời Hán.”1Giáo sư Lê Văn Quán. Chu Dịch Vũ trụ quan. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995.

Như trên đã nói, chúng ta không biết bức tranh có tự bao giờ, nhưng biết Trống đồng Ngọc Lũ & DTV đã được hoàn thành ít nhất cũng khoảng 2500 năm trước, vài trăm năm sớm hơn thời điểm thống nhất nêu trên.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy