Quái, số và độ năng - Hồn Trống Việt

Quái, số và độ năng

Kinh dịch dùng 3 vạch đứt (- -) hay liền (-) chồng lên nhau để biểu thị một Quái. Có 8 quái gọi là Bát Quái, mỗi quái chồng lên chính nó hoặc một quái khác gọi là trùng quái hay quẻ, bao gồm 6 vạch hay hào. Các quái có nhiều ý nghĩa khác nhau, điển hình là:

Hình, TượngTênTrong tự nhiênTính chất
1Càn, ThiênTrời, mặt trờiCương cứng, mạnh, lớn
2Đoài, TrạchĐầm, hồVui vẻ
3Ly, hỏaLửaSáng, nóng
4Chấn, lôiSấm sétChuyển động
5Tốn, phongGióThông suốt
6Khảm, thủyNướcHiểm trở
7Cấn, sơnNúiAn tĩnh, vững
8Khôn, địaĐấtNhu thuận, yếu, nhỏ

Độ năng

Để nhận diện, phân biệt, sắp xếp, và phân tích các Quái, một trong các tiêu chí quan trọng là độ năng của chúng.

Hinh 1: Tên, Thứ tự, độ số nhị phân và độ năng của bát Quái

Gọi là độ năng vì nó biểu thị năng lượng của quái bằng số thập phân, thông qua số nhị phân. Ví dụ, quái Ly, số nhị phân viết là 101 sẽ có độ năng là 5 khi cộng giá trị của mỗi vạch (từ trên xuống dưới): 1 + 0 + 4 = 5.

Do dựa trên số nhị phân nên giá trị của vạch liền ở dưới luôn có giá trị gấp đôi vạch ngay trên nó, còn vạch liền trên cùng có giá trị là 1. Cách tính độ năng này là giống nhau ở cả quái & trùng quái hay quẻ.

Hinh 2: Độ năng của Trùng quái hay Quẻ

Số Nhị phân & Thập phân trên Trống

Người xưa đã biết sử dụng thành thạo ít nhất 2 hệ số đếm: nhị phân & thập phân. Không những giỏi về toán, họ còn rất sáng tạo, và đương nhiên là thuần thục về Dịch. Nhờ đó, các nghệ nhân Trống đồng đã thể hiện các quái, đồ & độ năng bằng những ký hiệu, hình ảnh và hệ số đếm khác nhau, nhưng rất nhất quán, tùy vào ý tưởng & đối tượng mà họ muốn trình bày.

Ví dụ, họ đã dùng hình ảnh hay số lượng ngón tay, chân tay, người, vật để biểu thị con số, âm, dương, độ năng, vạch đứt (- -), vạch liền (-), quái và trùng quái trên các đồ hình.

Hình 3: Thái Âm, Thái Dương và Càn Khôn trên vòng 6 của Trống
Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy