Âm Dương - Phần 2 - Hồn Trống Việt

Âm Dương - Phần 2

Trống là Dịch trống mà nền tảng của nó là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Vì thế, khắp trên trống là các hình ảnh về Âm Dương.

Âm Dương trên Trống

Ở trung tâm của Trống là hình mặt trời thể hiện qua hình tròn với 14 tia sáng. Ở trung tâm cũng hàm ý là bên trong & ẩn. Như vậy, mặt trời, hình tròn & trung tâm đều là những hình & ý thể hiện Âm.

Ngoài ra, vì vô hình nên Âm liền, vì liên nên Âm lớn. Do đó Âm bao trùm & hiện diện khắp nơi. Trống thể hiện tính chất đó của Âm qua 16 vòng tròn đồng tâm bao trùm toàn bộ mặt trống, nơi thể hiện vũ trụ & vạn vật.

H1: Mặt trống đồng Ngọc Lũ

Không chỉ đưa ra các nét lớn và tổng thể, Trống còn miêu tả chi tiết hơn về AD ở 2 vòng số 10 và số 1.

H2: Chim lớn & nhỏ, Vòng 10

Trên vòng số 10, có 18 chim lớn và 18 chim nhỏ. Âm liền & lớn nên Con chim lớn ở vòng 10 tượng trưng cho Âm, còn chim nhỏ là dương.

Chim lớn đang bay mang ý nghĩa biến hóa & sống động. Hơn nữa, bên trong nó lại có sự biến đổi từ Càn ở phần đầu sang trùng quái Càn ở phần đuôi. Mặc dù sống động & biến hóa như thần nhưng Âm không thay đổi về hình tướng qua hình ảnh 18 con chim lớn giống nhau.

Tư thế đứng yên của Chim nhỏ chỉ sự ù lì, ít sức sống hơn của Dương. Dáng vẻ khác nhau của 18 con diễn tả sự thay đổi hình dáng qua thời gian.

H3: Âm Dương – Vòng 1

Qua hình ảnh 14 tia mặt trời chiếu tỏa ra từ tâm ở vòng số 1, Trống cho thấy vạn vật đều bắt đầu từ trung tâm, hình tròn, ở trong hay Âm.

Các tia là Âm trong chuyển động ra ngoài và gọi là khí Dương. Khí chỉ là sự chuyển động của Âm, chính vì thế các tia đúc liền mạch và cùng màu với màu của hình tròn.

Khi Âm chuyển động ra ngoài, Âm từ ẩn dần dần trở nên có hình, có dạng và gọi là Dương. Sớm hay muộn, Dương cũng phải quay trở về, thể hiện qua 14 hình hướng về tâm, mỗi hình đó đều ngầm chứa BQHT, như đã phân tích ở bài Các đồ hình. Nếu như Âm khi đi ra gọi là khí Dương, Dương khi chuyển động trở về gọi là khí Âm.

Những cách thể hiện AD khác.

Khi nói “Trời tròn đất vuông”, không có nghĩa là trời hình tròn còn trái đất hình vuông. Câu đó mang ý nghĩa triết học. Cũng giống ý nghĩa hình tròn ở Trung Tâm Trống, Trời Tròn để chỉ cái tuyệt đối, lớn mạnh, vô biên, vô hình, vô sắc, vô thanh, vô thủy vô chung và thuộc về tinh thần. Trời Tròn là biểu tượng của Âm. Ngược lại, Đất Vuông nói về những cái hữu hình, có giới hạn, thấy được bằng giác quan & thuộc về vật chất vv. Như vậy, nói “Trời tròn đất vuông” cũng là nói về Âm Dương và Càn Khôn mà thôi.

Tương tự là ý nghĩa của bánh giầy bánh chưng, hai thứ bánh rất thân thuộc với người Việt trong các dịp Tết. Bánh giầy bánh chưng hay Trời tròn Đất vuông chứa đựng những  ý nghĩa sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt qua câu truyện cổ tích cùng tên. Câu truyện kể về việc vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi cho người con thứ 18 Lang Liêu, người được thần mách bảo, đã làm ra hai thứ bánh đó bởi vì Lang Liêu là người biết thực hành Đạo Vuông Tròn hay Đạo Âm Dương1Nguồn: Truyện Cổ Tích.

Khắp nơi, từ cổ xưa con người đã nghiên cứu về Vũ trụ và các qui luật của nó. KD & Trống chỉ khác ở chỗ đã đưa ra cả một hệ thống hoàn chỉnh từ rất sớm & dùng những cách thể hiện đặc biệt. Trong Đạo Shiva, Thần Shiva là vị thần tối cao, đại diện cho ý thức, tinh thần, sự vô hạn, siêu việt, vô hình và vô tướng, mặc dù Thần có thể trở thành thiên hình vạn trạng. Là nam thần nhưng thần Shiva lại đại diện cho Âm. Ngược lại, Thần Shakti, người bạn nữ đồng hành của thần Shiva là biểu tượng của prana hay khí, tương đương với Dương.

Về cách thể hiện, các đạo và triết thuyết trên thế giới luôn dùng hình Tròn làm Biểu tượng của Cái toàn thể, vô hạn hay Chúa Trời 2Nguồn: Symbolism: 9 Common Circle Symbols – Symbolism And Meaning.

Kết Luận

Tất cả các phân tích trên đều cho thấy Càn là đại biểu của Âm & Khôn, là của Dương.

Âm Dương, tượng trưng cho mọi đối lập, xung khắc nhưng cũng bổ trợ cho nhau và không thể tách rời nhau.

Âm thì ẩn, không thấy vì vô hình, độc lập vì không cấu tạo bởi bất kỳ thứ gì hữu hình, rất lớn mạnh vì không bị chia cắt & ở khắp mọi nơi. Là tinh thần và ý thức, Âm có khả năng tự nhận thức, kết hợp với sự độc lập nên nó trường cửu, không đầu, không cuối, không sinh, không diệt. Âm có tượng là hình tròn & màu là đen.

Ngược lại, dương chỉ vật chất, những cái hữu hình, thấy được bằng giác quan, phụ thuộc, nhỏ, yếu, luôn có một vị trí nhất định trong không thời gian, có đầu có cuối và có sinh có hủy. Tượng của Âm là hình vuông, và màu của Âm là đỏ hay trắng.

Xét về tác động, cả Âm và Dương đều động. Tuy nhiên, Âm sống động mà hình tướng không đổi, còn dương ít sống động hơn, ù lì hơn nhưng lại thay đổi hình dạng. Những gì sống trong Dương là Âm & những gì chết trong Âm là Dương.

Âm có xu hướng đi ra, bốc lên, ly tâm. Khi chuyển động ra, Âm gọi là khí Dương. Ngược lại, Dương có xu hướng đi vào, hướng tâm, thấm xuống, và khi Dương chuyển động vào gọi là khí Âm.

Hãy chia sẻ

Không thể copy

You cannot copy