
Kinh Dịch (易經, I Ching), với biểu tượng hình Thái cực (Tai Chi) vẫn luôn được coi là một trong 5 Kinh Điển, thể hiện hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại và có ảnh hưởng rất lớn đến các nước Viễn Đông và Việt Nam.
“Điều kỳ dị nhất là môn “dịch học” nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền _ tượng trưng cho dương, một vạch đứt _ _ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái. Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế…”1Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức.
Kể từ thế kỷ XVIII, sau khi được Châu Âu nghiên cứu và ứng dụng, KD đã trở thành cuốn sách được biết đến trên khắp thế giới.
Tóm tắt lịch sử Kinh Dịch
Lịch sử Kinh Dịch rất phức tạp, tóm tắt dưới đây chỉ nêu ra các mốc chính và ý kiến được nhiều người công nhận.
3500 TCN: Ông Phục Hy thấy Hà ĐồHà Thư, đồ hình đầu tiên và nền tảng của Dịch Trống. Hà Thư phối với BQHT. Hà thư giống Hà đồ của Kinh Dịch.... More trên lưng con Long Mã đã tạo bát (8) quái và 64 Trùng quái (quẻ) Phục Hy.


Hai hình trên phải chờ đến 4500 năm sau mới được công bố, khoảng năm 1000 sau Công nguyên, vào đời Tống. Tuy nhiên, trong Kinh Dịch không hề cho biết rõ vị trí các quái của Tiên Thiên bát quái và các số của Hà ĐồHà Thư, đồ hình đầu tiên và nền tảng của Dịch Trống. Hà Thư phối với BQHT. Hà thư giống Hà đồ của Kinh Dịch.... More ngoài một đoạn văn trong Thuyết Quái của Thập Dực:
“Thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, chấn phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, Bát quái tương thố. Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị cố Dịch nghịch số dã”.
Tiếng Việt: “Trời đất định ngôi, núi đầm thông khí, sấm gió kích động nhau, nước lửa chẳng diệt nhau, tám quẻ giao nhau. Đếm cái đi vào quá khứ tùy theo chiều thuận, biết cái sẽ đến tùy theo chiều nghịch, cho nên kinh Dịch đếm ngược vậy”.


Vạch liền là dương, vạch đứt là âm2Thực ra, hai chữ Âm Dương mãi sau này mới xuất hiện trong Hệ từ Thượng truyện. Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức, 3 vạch hay hào âm dương chồng lên nhau gọi là quái. Có 8 quái gọi là bát quái. Mỗi quái chồng lên chính nó hoặc một quái khác gọi là trùng quái hay quẻ, bao gồm 6 vạch/hào. Các quái có nhiều ý nghĩa khác nhau, điển hình là:
Hình, Tượng | Tên | Trong tự nhiên | Tính chất | |
1 | ☰ | Càn, Thiên | Trời, mặt trời | Cương cứng, mạnh, lớn |
2 | ☱ | Đoài, Trạch | Đầm, hồ | Vui vẻ |
3 | ☲ | Ly, hỏa | Lửa | Sáng, nóng |
4 | ☳ | Chấn, lôi | Sấm sét | Chuyển động |
5 | ☴ | Tốn, phong | Gió | Thông suốt |
6 | ☵ | Khảm, thủy | Nước | Hiểm trở |
7 | ☶ | Cấn, sơn | Núi | An tĩnh, vững |
8 | ☷ | Khôn, địa | Đất | Nhu thuận, yếu, nhỏ |
2298 – 2198 TCN: Ông Đại Vũ, người sáng lập Nhà Hạ, tìm thấy Lạc thư trên lưng con Rùa thần.


1110 – 1043 TCN: Ông Chu Văn Vương, người sáng lập Nhà Chu đã lập ra Hậu thiên Bát Quái từ Lạc Thư, sắp sếp lại 64 quẻ gọi là 64 quẻ Hậu thiên BQ và đưa ra lời bình hay thoán từ về từng quẻ.
1040 – Ông Chu Công Đán, con ông Văn Vương, viết lời bình về từng hào hay Hào từ của 64 quẻ, tổng cộng có 64 * 6 = 384 hào từ.
551 – 479 TCN: Ông Khổng Tử3Có một số học giả, bao gồm cả người Trung Quốc không tin điều này. Theo họ, cùng lắm ông chỉ nghiên cứu KD và giảng cho một số học trò. Thập dực là do các học giả bao gồm cả Khổng gia, Lão gia thời Chiến Quốc viết (từ khoảng thế kỷ V đến 221 TCN). Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức, một triết gia và chính trị gia thời Xuân Thu viết bình giải chi tiết về Kinh Dịch, gọi là Thập Dực gọi là Thập Truyện, một phần không thể thiếu của KD hiện nay4Chữ truyện thời xưa có nghĩa khác ngày nay: những lời để giải thích kinh thì gọi là truyện. Thập là mười, dực là Cánh chim, ngụ ý là Thoán và Hào từ giống như con chim, giờ thêm Cánh cho nó. Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử, NXB Hồng Đức.

Thời điểm viết Thập Dực là một mốc rất quan trọng, và được coi là sự hệ thống hóa hay tập đại thành của Kinh Dịch.
Trong Truyện cũng nói đến quá trình sinh thành từ thái cực đến bát quái như hình dưới.

Năm 156 – 87 TCN: thời Hán Vũ Đế, Kinh dịch được nói đến chỉ có 64 quẻ Hậu thiên và phần Kinh, không hề có các đồ hình5Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh 2001.
1011-1077: Ông Thiệu Khang Tiết, đời Tống, người được cho là tác giả cuốn Mai Hoa Dịch Số, trong đó có các đồ hình Thái cực, Hà đồHà Thư, đồ hình đầu tiên và nền tảng của Dịch Trống. Hà Thư phối với BQHT. Hà thư giống Hà đồ của Kinh Dịch.... More, Lạc Thư, sự phân biệt TTBQ, HTBQ, mối liên hệ giữa HĐ với TTBQ và LT với HTBQ. Đây là lần đầu tiên các đồ hình Hà đồ
Hà Thư, đồ hình đầu tiên và nền tảng của Dịch Trống. Hà Thư phối với BQHT. Hà thư giống Hà đồ của Kinh Dịch.... More, Lạc thư, sự phân biệt và mối liên hệ giữa chúng được công bố đi kèm theo các hình vẽ6Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh 2001.